Sức khỏe 84vn – Tranh cãi về mũi vaccine COVID-19 thứ ba khi biến thể mới ngày càng lây lan rộng
Ngày càng nhiều nước đang cân nhắc mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 thứ ba, nhưng hiện vẫn chưa rõ đây có phải là cách hiệu quả nhất để đối phó dịch COVID-19 trong bối cảnh các biến thể mới đang ngày càng lây lan rộng, và cũng chưa rõ hiệu quả bảo vệ của các mũi tiêm vaccine bổ sung này sẽ kéo dài bao lâu.
Các nhà khoa học nói rằng đây là câu hỏi phức tạp và câu trả lời có thể sẽ khác nhau, tùy vào từng cá nhân hoặc điều kiện mỗi nước và cả loại vaccine liên quan.
Chưa có bằng chứng cần tiêm mũi thứ ba?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói rằng cho tới nay chưa có bằng chứng nào cho thấy cần tiêm bổ sung mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ ba.
“Hiện nay, các dữ liệu cho thấy việc tiêm chủng có hiệu quả lâu dài ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong do COVID-19. Ưu tiên hiện nay là cần phải tiêm chủng cho những người chưa được tiêm phòng và những người nguy cơ cao”, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh, đồng thời chỉ trích các nước giàu lên kế hoạch tiêm chủng bổ sung trong khi vẫn còn nhiều nơi trên thế giới đang khan hiếm vaccine.
Mỹ đã đặt hàng 200 triệu liều vaccine Moderna và đang cân nhắc việc tiêm mũi vaccine thứ ba, trong khi Israel từ cuối tuần trước bắt đầu kế hoạch tiêm mũi thứ ba cho những người hệ miễn dịch kém.
Anh đang chuẩn bị cho khả năng tiêm chủng mũi thứ ba với những người cao tuổi vào tháng 9 tới, trong khi Trung Quốc đang đánh giá liệu có cần mũi bổ sung cho cơ chế tiêm chủng hiện nay hay không.
Indonesia, nước đang phải chật vật tìm nguồn vaccine cho dân số 270 triệu người, cam kết sẽ tiêm mũi thứ 3 bằng vaccine Moderna cho các nhân viên y tế tiêm chủng 2 mũi vaccine của Sinovac.
Dicky Budiman, nhà dịch tễ học tại Đại học Griffith của Australia nói rằng, Indonesia hiện ở “tình huống khác biệt” với các nước phát triển, bởi các bác sỹ, y tá đã mắc COVID-19 khi họ phải chiến đấu với sự gia tăng đột biến số ca mắc trong khi phần lớn dân số vẫn chưa được tiêm chủng.
“Họ phải bảo vệ các nhân viên y tế và không cần phải chờ đợi thêm nữa”, ông nói, đồng thời cho biết thêm, sự lây nhiễm ở nhóm có nguy cơ cao này có thể cho thấy hiệu quả bảo vệ của vaccine suy giảm trước biến thể Delta.
Nếu hiệu quả bảo vệ giảm đi theo thời gian, một mũi tiêm bổ sung có thể giúp hệ miễn dịch được nhắc lại về cơ chế.
Việc tiêm nhắc lại cũng khá phổ biến ở một số loại vaccine. Mọi người thường được khuyến cáo tiêm nhắc lại vaccine ngừa uốn ván và bạch hầu mỗi 10 năm.
Virus có thể biến đổi và có khả năng “né tránh” hệ miễn dịch, điều này có nghĩa là các loại vaccine cũng cần phải được điều chỉnh để đối phó với các biến thể mới. Trường hợp điển hình là cúm.
Hiểu rõ về việc những yếu tố này có tác động như thế nào đối với vaccine ngừa COVID-19 sẽ là chìa khóa quyết định có cần tiêm mũi bổ sung hay không và nếu có thì khi nào cần tiêm.
“Nếu một loại vaccine ban đầu có hiệu quả 90%, thì sẽ có 10% số người không được bảo vệ. Bạn tiếp tục theo dõi theo thời gian và có thể sẽ thấy rằng 20% số người đã tiêm chủng không còn được bảo vệ nữa, rồi sau nữa là 30%. Khi bạn thấy số ca lây nhiễm ngày càng tăng và biết rằng tác dụng của vaccine giảm dần, bạn sẽ quyết định cần phải tiêm nhắc lại”, Nikolai Petrovsky, chuyên gia về vaccine đồng thời là giáo sư tại Đại học Flinder của Australia, cho biết.
Các vaccine hiện nay đều hiệu quả lâu dài
Ashley St John, một nhà nghiên cứu về miễn dịch tại trường y khoa Duke-NUS nói rằng, phần lớn dữ liệu đã công bố cho thấy các loại vaccine hiện nay đều có hiệu quả miễn dịch lâu dài, nhưng việc chuẩn bị cho khả năng cần tiêm bổ sung hay tiêm nhắc lại là cần thiết.
“Hiện nay, chúng ta có quá nhiều biến thể mới đang phát triển. Chúng ta cần giảm bớt gánh nặng lây nhiễm, vì chính điều này cũng sẽ hạn chế khả năng xuất hiện các biến thể mới”, bà St Johns nói.
Một cách có thể làm giảm sự lây lan của dịch bệnh, đó là thúc đẩy các nước giàu chấm dứt việc tích trữ nguồn cung vaccine.
Các dữ liệu hiện nay cho thấy các loại vaccine phần lớn vẫn có hiệu quả ngăn ngừa khả năng mắc bệnh nặng do virus SARS-CoV-2, trong đó cả biến thể Delta mà WHO dự đoán sẽ trở thành biến thể chủ đạo trên toàn cầu. Tuy nhiên, dữ liệu về vaccine của Sinovac và Sinopharm vẫn chưa được công bố.
Giám đốc khoa học của Pfizer, ông Mikael Dolsten, nói với AP, rằng sự sụt giảm hiệu quả của vaccine Pfizer/BioNTech ghi nhận gần đây ở Israel có thể là do giảm kháng thể ở những người được tiêm chủng hồi đầu năm chứ không phải do hiệu quả chống biến thể Delta bị giảm đi.
Tuy nhiên, công ty này cũng có kế hoạch xin cấp phép tiêm mũi thứ ba ở Mỹ, sau khi dữ liệu ban đầu cho thấy nó có thể tăng mức độ kháng thể gấp 5-10 lần trong vài tháng sau khi tiêm mũi đầu tiên. Trong khi đó, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) cho rằng người Mỹ hiện chưa cần mũi bổ sung.
Các hãng sản xuất vaccine khác cho biết họ cũng ghi nhận kết quả tương tự. Sinovac cho hay, các tình nguyện thử nghiệm tiêm mũi vaccine thứ 3 của hãng này đều ghi nhận thấy lượng kháng thể tăng gấp 10 lần sau khi tiêm 1 tuần.
Tiêm mũi vaccine AstraZeneca thứ ba ít nhất 3 tháng sau khi tiêm mũi thứ hai cũng làm tăng kháng thể gấp 6 lần và hiệu quả chống biến thể Delta cao hơn.
Một số nước bắt đầu tiêm mũi bổ sung do lo ngại về việc giảm kháng thể. Giới chức Bahrain và UAE đã đề xuất tiêm mũi thứ 3 bằng vaccine của Sinopharm hoặc Pfizer/BioNTech cho những người đã tiêm vaccine Sinopharm 6 tháng trước.
Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, những nước chủ yếu sử dụng vaccine Sinovac ở giai đoạn đầu chiến dịch tiêm chủng, quyết định tiêm mũi thứ 3 cho các nhân viên y tế. Thái Lan, cũng như Indonesia, đang ghi nhận hàng trăm ca mắc COVID-19 ở các nhân viên y tế dù những người này đều đã được tiêm chủng.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ, các nghiên cứu gần đây trên 1.053 nhân viên y tế cho thấy 95% ghi nhận giảm kháng thể 3 tháng sau khi tiêm chủng, trong khi 23% có mức kháng thể thấp hơn nhiều so với ngưỡng mà các nhà nghiên cứu đánh giá là có hiệu quả bảo vệ.
Petrovsky của Đại học Flinders nói rằng, sự suy giảm kháng thể không phải là bằng chứng cho thấy vaccine ban đầu không còn hiệu quả. Thay vào đó, việc đánh giá hiệu quả tiêm chủng thực tế – như số ca nhập viện – sẽ là yếu tố quan trọng.
“Chúng ta không nên vội vàng thực hiện chiến dịch tiêm mũi thứ 3 trên quy mô rộng với cùng 1 loại vaccine nếu chưa có các bằng chứng thuyết phục, vì điều này sẽ làm lệch hướng nguồn cung vaccine khỏi các nước đang phát triển”, ông Petrovsky nói.
Mục Lục
Bài viết liên quan
TP.HCM tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 cho người dân từ 10/12
Tin tức – Sức Khỏe Đời Sống 84vn Casino, Cập nhật tin tức, video clip nhanh[ ... ]
Th12
Ngày 7/12, Hà Nội có 600 người nhiễm SARS-CoV-2
Tin tức – Sức Khỏe Đời Sống 84vn Casino, Cập nhật tin tức, video clip nhanh[ ... ]
Th12
Ca tử vong do COVID-19 còn cao, TP.HCM mở chiến dịch bảo vệ người nhóm nguy cơ
Tin tức – Sức Khỏe Đời Sống 84vn Casino, Cập nhật tin tức, video clip nhanh[ ... ]
Th12
WHO khuyến cáo không sử dụng huyết tương trong điều trị COVID-19
Tin tức – Sức Khỏe Đời Sống 84vn Casino, Cập nhật tin tức, video clip nhanh[ ... ]
Th12
5 thói quen sai lầm ‘ăn mòn’ chức năng gan và thận có thể bạn đang làm hàng ngày
Tin tức – Sức Khỏe Đời Sống 84vn Casino, Cập nhật tin tức, video clip nhanh[ ... ]
Th12
5 thói quen sai lầm gây hại cho gan và thận, ‘ăn mòn’ chức năng cơ quan nội tạng
Tin tức – Sức Khỏe Đời Sống 84vn Casino, Cập nhật tin tức, video clip nhanh[ ... ]
Th12