Tin tức – Sức Khỏe Đời Sống 84vn Casino, Cập nhật tin tức, video clip nhanh nhất về y tế, sức khỏe, sống khỏe, mẹ và bé, giới tính, phòng mạch, bác sĩ. Cẩn trọng nếu ngáy to, đau đầu, mệt mỏi.
Thống kê tại Anh cho thấy, chứng ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng đến 1,5 triệu người trưởng thành ở nước này. Trong đó, có đến 85% người không được chẩn đoán bệnh, theo ước tính từ Quỹ Phổi Anh.
Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ rất quan trọng vì nó không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ lâu dài của bệnh nhân.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa chứng ngưng thở khi ngủ với tử vong sớm, cao huyết áp, đau tim và đột quỵ, thậm chí tử vong do Covid-19.
Chứng ngưng thở khi ngủ là gì?
Ngưng thở khi ngủ là một tình trạng tương đối phổ biến, trong đó ngủ ngáy là một dấu hiệu điển hình. Nếu bạn mắc phải chứng bệnh này, nhịp thở của bạn sẽ ngừng trong khoảng 10 giây – 1 phút khi bạn ngủ và lặp đi lặp lại trong đêm.
Nguyên nhân là do các cơ ở miệng và cổ họng giãn ra, gây hạn chế đường thở. Khi não nhận thấy điều bất thường đang xảy ra, nó sẽ kích hoạt bạn thức dậy và bắt đầu thở lại.
Mặc dù tình trạng này xảy ra nhiều lần nhưng nhiều người vẫn có thể ngủ suốt đêm mà không hề biết. Tuy nhiên, đến sáng hôm sau, họ sẽ cảm thấy rất mệt mỏi mà không hiểu vì sao.
Dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ
Ngáy là khi luồng không khí đi qua các mô thư giãn trong cổ họng, khiến chúng rung động và phát ra âm thanh. Người ngủ ngáy không có nghĩa là sẽ mắc chứng ngưng thở khi ngủ.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng ngủ ngáy, chẳng hạn như uống rượu nhiều hoặc thiếu ngủ. Tuy nhiên, tiếng ngáy càng lớn thì đường thở càng bị thu hẹp. Do đó, ngáy rất to có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ.
Nhiều nguyên nhân gây ra chứng ngủ ngáy trùng lặp với nguyên nhân gây ra chứng ngưng thở khi ngủ, chẳng hạn như béo phì.
- Ngưng thở và thở lại
Dấu hiệu chính của chứng ngưng thở khi ngủ là ngừng thở trong trong một thời gian ngắn khi ngủ. Tình trạng này xảy ra tối đa 15 lần mỗi giờ ở người bị nhẹ và hơn 30 lần ở người bị nặng.
Bạn sẽ không biết rằng mình đã ngừng thở và sau đó thở lại trong khi ngủ, đó là lý do tại sao chứng ngưng thở khi ngủ thường không được chẩn đoán một cách rõ ràng.
- Nghẹt thở, thở gấp
Việc bộ não kích hoạt lại đường thở có thể khiến bạn bị nghẹt thở hoặc thở gấp. Điều này cho thấy bạn có thể bị ngừng thở khi ngủ.
- Thức dậy nhiều lần
Mặc dù chính bạn có thể không nhận ra mình bị tỉnh giấc giữa đêm, nhưng người nằm cạnh có thể nhận ra được dấu hiệu này.
Thức giấc liên tục kèm theo ngáy nhiều có thể là dấu hiệu bắt đầu của chu kỳ ngừng thở – thở lại mà những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ phải trải qua.
Tiểu đêm nhiều là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Đây cũng là một trong những dấu hiệu ngẫu nhiên của chứng ngưng thở khi ngủ, xảy ra do hiệu ứng domino của việc thức giấc liên tục giữa đêm.
Tiến sĩ Mary Umlauf, PGS ngành điều dưỡng tại Đại học Alabama, Hoa Kỳ phát hiện ra rằng, 84% những người bị ngưng thở khi ngủ có triệu chứng này.
“Vào thời điểm này,oxy giảm, CO2 tăng lên, axit trong máu tăng, nhịp tim giảm và các mạch máu trong phổi co lại. Cơ thể được cảnh báo rằng có điều gì đó không ổn, cần phải tỉnh dậy để mở lại đường thở. Khi đó, tim sẽ đập nhanh và phát ra tín hiệu sai về quá tải chất lỏng, đồng thời bài tiết ra một loại protein giống như hormone để cơ thể loại bỏ natri và nước, dẫn đến chứng tiểu đêm“, cô giải thích với Hiệp hội ngưng thở khi ngủ ở Hoa Kỳ.
Mặc dù bạn không nhận ra rằng mình đã thức suốt đêm, nhưng điều này có thể khiến bạn cảm thấy rất mệt mỏi vào ngày hôm sau. Chứng ngưng thở khi ngủ sẽ gây ra ít nhiều khó khăn cho các hoạt động vào ban ngày, bao gồm cả làm việc.
Các triệu chứng này phát sinh do lượng oxy giảm suốt đêm bởi quá trình thở bị gián đoạn. Những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ cho biết họ khó tập trung vào công việc và các vấn đề liên quan đến trí nhớ.
- Tính khí thất thường
Nếu có một đêm khó ngủ, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy cáu kỉnh vào ngày hôm sau.
Đối với những người bị chứng ngưng thở khi ngủ, nguyên nhân có thể do các chất hóa học trong não có liên quan đến việc điều chỉnh cảm xúc, khiến cảm xúc bị thay đổi.
Một nghiên cứu của Đại học California, Los Angeles, Hoa Kỳ cho thấy, sự sụt giảm GABA và glutamate ở những người mắc bệnh có thể là nguyên nhân giải thích tại sao họ thường trở nên ủ rũ vào hôm sau.
- Đau đầu vào buổi sáng
Hãy chú ý đến sức khỏe nếu thường thức dậy với những cơn đau đầu, vì đây là dấu hiệu rất phổ biến của chứng ngưng thở khi ngủ. Đây là triệu chứng ảnh hưởng đến một nửa số bệnh nhân mắc bệnh này, theo một nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu cho biết đau đầu có khả năng bị gây ra do giãn mạch, tức là sự giãn nở của các mạch máu do thiếu oxy.
Nguồn VTC
Xem thêm
Bài viết liên quan
TP.HCM tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 cho người dân từ 10/12
Tin tức – Sức Khỏe Đời Sống 84vn Casino, Cập nhật tin tức, video clip nhanh[ ... ]
Th12
Ngày 7/12, Hà Nội có 600 người nhiễm SARS-CoV-2
Tin tức – Sức Khỏe Đời Sống 84vn Casino, Cập nhật tin tức, video clip nhanh[ ... ]
Th12
Ca tử vong do COVID-19 còn cao, TP.HCM mở chiến dịch bảo vệ người nhóm nguy cơ
Tin tức – Sức Khỏe Đời Sống 84vn Casino, Cập nhật tin tức, video clip nhanh[ ... ]
Th12
WHO khuyến cáo không sử dụng huyết tương trong điều trị COVID-19
Tin tức – Sức Khỏe Đời Sống 84vn Casino, Cập nhật tin tức, video clip nhanh[ ... ]
Th12
5 thói quen sai lầm ‘ăn mòn’ chức năng gan và thận có thể bạn đang làm hàng ngày
Tin tức – Sức Khỏe Đời Sống 84vn Casino, Cập nhật tin tức, video clip nhanh[ ... ]
Th12
5 thói quen sai lầm gây hại cho gan và thận, ‘ăn mòn’ chức năng cơ quan nội tạng
Tin tức – Sức Khỏe Đời Sống 84vn Casino, Cập nhật tin tức, video clip nhanh[ ... ]
Th12