Những người mắc ‘hội chứng hang động’ hậu COVID

Tin tức – Sức Khỏe Đời Sống 84vn Casino, Cập nhật tin tức, video clip nhanh nhất về y tế, sức khỏe, sống khỏe, mẹ và bé, giới tính, phòng mạch, bác sĩ. Những người mắc ‘hội chứng hang động’ hậu COVID.

“Hai vợ chồng em thành F0 rồi!” – đọc những dòng tin nhắn của cô em gái lấy chồng trong TP.HCM gửi ra, chân tay tôi bủn rủn, đầu óc trống rỗng. Vẫn biết, COVID-19 lây nhiễm không chừa một ai nhưng tâm lý của tôi chưa đủ vững vàng để đón nhận điều tồi tệ ấy đến với gia đình nhỏ của em gái mình.

“Tôi sợ COVID-19. Hai năm qua nó đã cướp đi nhiều điều: mạng sống, sức khoẻ, thời gian, tiền bạc, niềm vui, kỷ niệm và cơ hội của chúng ta” – chị Nguyễn Thu Trang (*), sống tại một chung cư ở Hoàng Mai (Hà Nội) chia sẻ với phóng viên VTC News.

“Sau hơn 2 tuần Hà Nội nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, dù cơ quan chuyển từ chế độ làm việc online sang luân phiên có mặt, nhưng tôi vẫn cố gắng xin làm tại nhà với lý do con còn nhỏ, chưa có người trông nom. Nhưng đó chỉ là cái cớ, thật ra tôi vẫn chưa sẵn sàng để tái xuất sau thời gian dài giãn cách xã hội” – Trang kể.

Những người mắc 'hội chứng hang động' hậu COVID - 1

Đại dịch COVID-19 khiến mọi mặt của đời sống con người bị đảo lộn, đặc biệt là tinh thần, nhiều người thậm chí lâm tình trạng trầm cảm, rối loạn tâm thần.


Nhiều đồng nghiệp, bạn bè nói rằng chị đang phản ứng thái quá, bởi được ra đường, được đi làm là may mắn lắm rồi. Nhưng chị thì nghĩ khác, Hà Nội vẫn tiềm ẩn nguy cơ, đặc biệt những ngày gần đây liên tiếp xuất hiện ca F0.

“Tôi chưa sẵn sàng, tôi tưởng tượng virus SARS-CoV-2 đang bay lơ lửng trong bầu không khí. Nó giống như những quả bóng bay được bơm đầy khí Hydro. Chỉ cần những cú va chạm nhẹ thôi là quả bóng ấy sẽ nổ tung, ai không may mắn sẽ trở thành F0 lúc nào không biết” – chị tâm sự.

Mỗi lần bấm chờ thang máy, trong đầu chị lại hiện lên suy nghĩ: “Cầu trời thang máy trống rỗng, đừng có ai”. Chị rất sợ khi phải đi chung thang máy với một ai đó vì sợ bị “dính covid”.

 

Mỗi lần bấm chờ thang máy, trong đầu chị lại hiện lên suy nghĩ: “Cầu trời thang máy trống rỗng, đừng có ai”. Chị rất sợ khi phải đi chung thang máy với một ai đó vì sợ bị “dính covid”.

Trước đây, mỗi lần đi siêu thị, chị sẽ đưa các con theo để tạo không khí vui vẻ gia đình. Thế nhưng từ khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại, mỗi lần trước khi đi siêu thị, chị sẽ ghi chú danh sách những đồ cần mua và mường tượng ra vị trí gian hàng bày bán nó. 

Trang từ bỏ luôn thói quen đi dạo một vòng siêu thị xem những món đồ mới. Chị chỉ mua những thứ cần thiết thật nhanh, không la cà và không cầm nắm những đồ vật ở siêu thị để chọn lựa như trước. Chị chỉ ở siêu thị 30 phút để mua đồ dùng, thực phẩm dùng trong một tuần.

Cuối tuần vừa rồi, nhà bác ruột chị có giỗ, tổ chức cho con cháu gặp mặt, cũng là dịp để gia đình hội ngộ sau thời gian dài giãn cách. Nhưng giãn cách xã hội gần 3 tháng chị đã quen với sự yên tĩnh, không ồn ào, không tiếng cười nói to, không tiếng còi xe và đặc biệt không tụ tập đông người. Gặp lại gia đình là điều vui, nhưng phải bắt tay, phải ngồi nói chuyện trực tiếp mặt đối mặt, ăn cùng mâm cơ khiến chị thấy ám ảnh. Nếu chẳng may có ai đó trong gia đình đang mang mầm bệnh thì nguy cơ lây lan sẽ là 100%.

Hai tháng giãn cách xã hội, chị Nguyễn Thu Anh (*), 30 tuổi, ở Tây Hồ, Hà Nội ngoài việc cơm nước cho các con còn phải họp hành, làm việc online, hoàn thành các công việc được giao.

Hàng ngày cứ 6h, chị nấu nướng, cho hai con ăn sáng và gọi cậu con trai lớn ngồi vào bàn học online. Sau đó, vừa trông con út, chị vừa họp online trao đổi công việc với lãnh đạo, đồng nghiệp. Đồng lương vốn ít ỏi, nay dịch, chị chỉ được hưởng 80% lương. Chồng chị làm ăn xa ở miền nam, công việc cũng bị đình trệ. Chị muốn đưa hai con về quê “tránh dịch” nhưng không được.

Mấy tháng chỉ loanh quanh ở nhà, quay cuồng công việc và con cái, từ một người nhanh nhẹn, hoạt ngôn và năng động, chị Anh bỗng thu mình lại. Chị ít nói chuyện với con, không thể tập trung làm bất kỳ việc gì, mất ngủ triền miên, dùng thuốc cũng không mấy cải thiện.

Thời điểm đó, mỗi lần đọc tin tức và thấy hình ảnh thương tâm về người mắc COVID-19 qua đời, chị lại sợ hãi, hoảng loạn. Ngoài nỗi lo về cơm, áo, gạo tiền thì trong suy nghĩ chị lúc nào cũng lơ lửng câu hỏi: Liệu giờ mình ra ngoài có “dính COVID-19” không? Tự nhiên thấy cổ họng khô khô có phải bị COVID-19? Hàng xóm thì sao? Nhỡ có người trong khu mắc bệnh và bị phong toả thì chị và các con sẽ thế nào? Bao giờ thì hết dịch?… Những câu hỏi u ám cứ đeo bám khiến chị đau đầu dữ dội, mệt mỏi và dễ nổi cáu với tất cả.

Có khoảng thời gian, chị nhìn đâu cũng thấy khó chịu. Con chơi đồ chơi bày ra sàn nhà chị cũng bực, đồ đạc để không đúng vị trí cũng khó chịu. Chị thường xuyên quát mắng con, dễ nổi cáu với mọi người và cả chính mình. Đôi từng nghĩ đến cái chết để giải toả khó chịu đó.

Một người bạn khuyên chị nên gặp bác sĩ tâm thần vì cho rằng chị đang có dấu hiệu trầm cảm.

Những người mắc 'hội chứng hang động' hậu COVID - 2

Không ít người chịu di chứng nặng nề về tinh thần buộc phải nhập viện vì COVID-19.


Nguyễn Mai Lan (*), 26 tuổi, quê Nghệ An, làm nghề kế toán ở Hà Nội cũng trong tình cảnh tương tự. Thời gian Hà Nội áp dụng giãn cách, nơi Lan thuê trọ liên tiếp xuất hiện các ca F0 trong cộng đồng. Khu vực ở bị phong tỏa, Lan không được ra ngoài, cũng chẳng được đi chợ hay giao tiếp với ai, suốt ngày thui thủi một mình trong căn phòng hơn chục mét vuông.

Hai mươi ngày trôi qua, Lan stress nặng, đứng ngồi không yên, dễ nổi cáu và suy nghĩ tiêu cực. Do ở một mình, nên những suy nghĩ về tương lai, về cuộc sống chả mấy tươi sáng cứ hiện lên trong đầu. Chị luôn sợ hãi khi cho rằng bản thân đã mắc COVID-19. Nỗi sợ dai dẳng khiến chị nhiều đêm không thể ngủ, thậm chí từng có suy nghĩ chết đi cho đỡ trải qua cảm giác như thế.

Càng ngày Lan càng tự thu mình, không muốn nói chuyện với bất kỳ ai. Bố mẹ, người thân, bạn bè gọi điện ra Lan cũng chẳng muốn nghe máy. Chị quát tháo với bất kỳ ai hỏi chuyện công việc, người yêu hay cuộc sống. Bỏ bê ăn uống, cuộc sống bế tắc khiến người cô gái xinh xắn vừa bước sang tuổi 26 trông kiệt quệ.

Hội chứng hang động

Một nghiên cứu bỏ túi mới đây do một nhóm các nhà khoa học thuộc ĐH Santa Clara (Hoa Kỳ) cho thấy, sau một thời gian dài khóa mình trong nhà vì đại dịch, nhiều người Mỹ cảm thấy khó khăn trong việc tái hòa nhập cộng đồng. Họ ngại việc phải mạo hiểm ở ngoài trời do lo sợ dịch.

Một số chuyên gia tâm thần học gọi tình trạng này là “hội chứng hang động”. “Đại dịch có vẻ đang lắng xuống. Nhưng một số người thực sự không thực sự muốn ra ngoài một lần nữa”, Thomas Plante – Giáo sư tâm lý học của (Mỹ) cho biết.

Theo BS Đỗ Văn Thắng, Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, những trường hợp kể trên đều bị rối loạn liên quan đến stress do đại dịch COVID-19. Để điều trị, các bác sĩ cần hiểu về hoàn cảnh cũng như đời sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh, cùng những stress mà người bệnh phải đối mặt, từ đó có những tư vấn tâm lý thích hợp.

Ngoài việc điều trị, người trong gia đình phải luôn theo dõi, động viên và chia sẻ để dần dần hướng người bệnh thoát khỏi tình trạng đó, sớm trở lại cuộc sống bình thường.

Ngoài ra, chính người bệnh cũng nên tự tạo cho mình lối sống lành mạnh, như hạn chế điện thoại, máy tính, chọn lọc thông tin giữa đại dịch. Bệnh nhân cũng nên chia sẻ nhiều hơn với gia đình, bạn bè để thêm vui vẻ. Song song với đó, nếu phải ở nhà quá lâu do giãn cách xã hội thì mọi người nên tìm hiểu các bài tập rèn luyện thể thao trên mạng, hoặc ngồi thiền. Bởi những việc này vừa tốt cho sức khoẻ, vừa mang lại tâm lý thoải mái và tươi sáng hơn.

Những người mắc 'hội chứng hang động' hậu COVID - 3

BS Thắng thăm khám cho một trường hợp bệnh nhân chịu ảnh hưởng tâm lý.


Những nhân vật kể trên chỉ là một trong rất nhiều các trường hợp chịu ảnh hưởng do giãn cách COVID-19. Theo BS Thắng, về chuyên ngành tâm thần thì sau giãn cách, con người có thể lâm vào tình trạng mệt mỏi kéo dài, đau đầu, xuất hiện triệu chứng liên quan tới trầm cảm như chán ăn, mệt mỏi, mất năng lượng, giảm thích thú, suy giảm trí nhớ, giảm tập trung chú ý… Tuy nhiên có người nặng hơn như trầm cảm, lo âu, loạn thần, hoang tưởng, ảo giác…

Điều này cho thấy không chỉ bệnh nhân COVID-19, mà cả những người sống trong lo lắng cũng gặp phải triệu chứng tương tự. Như thống kê của Bộ Y tế, ngay cả với những người không triệu chứng, không mắc bệnh, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế… đều có thể gặp những triệu chứng bất thường như mất ngủ, ăn ít, lo âu…

(*) Tên nhân vật được thay đổi

Nguồn VTC

Xem thêm

Khuyến mãi tặng tiền 84vn

Bài viết liên quan

TP.HCM tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 cho người dân từ 10/12

Tin tức – Sức Khỏe Đời Sống 84vn Casino, Cập nhật tin tức, video clip nhanh[ ... ]

Ngày 7/12, Hà Nội có 600 người nhiễm SARS-CoV-2

Tin tức – Sức Khỏe Đời Sống 84vn Casino, Cập nhật tin tức, video clip nhanh[ ... ]

Ca tử vong do COVID-19 còn cao, TP.HCM mở chiến dịch bảo vệ người nhóm nguy cơ  

Tin tức – Sức Khỏe Đời Sống 84vn Casino, Cập nhật tin tức, video clip nhanh[ ... ]

WHO khuyến cáo không sử dụng huyết tương trong điều trị COVID-19

Tin tức – Sức Khỏe Đời Sống 84vn Casino, Cập nhật tin tức, video clip nhanh[ ... ]

5 thói quen sai lầm ‘ăn mòn’ chức năng gan và thận có thể bạn đang làm hàng ngày

Tin tức – Sức Khỏe Đời Sống 84vn Casino, Cập nhật tin tức, video clip nhanh[ ... ]

5 thói quen sai lầm gây hại cho gan và thận, ‘ăn mòn’ chức năng cơ quan nội tạng

Tin tức – Sức Khỏe Đời Sống 84vn Casino, Cập nhật tin tức, video clip nhanh[ ... ]

@nhacai84vn
Chat Telegram

nhacai84vn
Chat Zalo